Đau nhức cơ bắp là tình trạng ai cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, nếu để hiện tượng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Trong bài viết này, NK CLINIC sẽ hướng dẫn cho bạn 6 cách làm giảm đau nhức cơ bắp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Đau nhức cơ bắp là gì?
Đau nhức cơ bắp (hay còn được gọi là đau cơ) là tình trạng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Vì cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.
Do đó, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân… và đôi khi bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp ở nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.
Triệu chứng đau nhức cơ bắp biểu hiện như thế nào?
Đau nhức cơ bắp có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng đau của từng người mà có một số triệu chứng dễ nhận thấy như:
- Vùng bị tổn thương thường sưng viêm, đỏ tấy hoặc bầm tím.
- Khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương sẽ gây đau đớn.
- Đau khi nghỉ ngơi.
- Khả năng vận động cơ bắp suy giảm.
- Nhức mỏi cơ, đau khớp.
- Sốt.
Thông thường đau nhức cơ bắp từ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau vài tuần, còn đau cơ nặng thì khoảng vài tháng cần được phát hiện và điều trị sớm.
Nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp
Căng thẳng, lo âu triền miên
Căng thẳng, lo âu kéo dài khiến toàn thân mệt mỏi, sức khỏe dần suy yếu, kéo theo sức đề kháng cũng giảm đi. Lúc này, cơ thể luôn gặp khó khăn trong việc chống chọi lại bệnh tật. Nguy cơ đau mỏi cơ bắp tăng cao. Bên cạnh đó, một số bệnh lý như đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp cao cũng dễ hình thành.
Vận động quá sức
Tình trạng đau mỏi cơ bắp toàn thân có thể xuất hiện nếu bạn vận động quá mức. Ví dụ như, đột ngột thay đổi cường độ vận động trong thời gian ngắn, vận động mạnh hơn bình thường, vận động mạnh trong thời gian dài,… Những hoạt động này đều khiến cho cơ bắp bị kéo giãn một cách đột ngột nên không thể thích nghi ngay được. Các mô và cơ mất sự liên kết ban đầu, dẫn đến tình trạng nhức mỏi xảy ra.
Mất ngủ
Thiếu ngủ hay mất ngủ triền miên không chỉ khiến cho tinh thần mệt mỏi, uể oải mà triệu chứng nhức mỏi cơ bắp cũng thường xuyên xảy ra. Bởi trong khi ngủ, các cơ bắp được nghỉ ngơi hoàn toàn, đồng thời tái tạo đủ năng lượng cho ngày hôm sau. Do đó, hãy duy trì ngủ đủ giấc, tối thiểu 7-8 tiếng/ ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Cơ thể thiếu vitamin D
Vitamin D đóng vai trò hấp thụ canxi từ thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày. Do đó, thiếu oxy sẽ làm giảm lượng canxi trong máu. Đặc biệt, các mô cơ rất cần canxi để hoạt động. Chính vì thế, nếu cơ thể thiếu canxi sẽ gây đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay,..
Mắc bệnh do virus gây ra
Cảm lạnh, cảm cúm hay viêm phổi là các căn bệnh do các vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ hô hấp gây nhiễm trùng. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của cơ thể. Lượng oxy cung cấp cho cơ thể cũng sẽ bị giảm đi, các cơ quan hoạt động kém ổn định hơn khiến cho cơ bắp dễ nhức mỏi.
6 cách làm giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả
Khi bị đau nhức cơ bắp, cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu và không thể hoạt động thoải mái được. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau cơ này.
Nghỉ ngơi
Sau khi tập thể dục, bạn nên cho cơ bắp nghỉ ngơi 48 giờ, nói cách khác là khi bạn tập luyện xong thì ngừng tập khoảng 2 ngày để phần cơ được hồi phục và phát triển tốt hơn.
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả. Để chườm nóng, hãy sử dụng khăn ấm hoặc túi nước ấm đắp lên vị trí đau mỏi khoảng 10-15 phút và từ từ cảm nhận cơ bắp đang thư giãn. Nếu chườm nóng giảm căng cứng cơ thì chườm lạnh giúp giảm sưng viêm hiệu quả. Sử dụng túi đá hoặc khăn ngâm đá lạnh đắp lên vùng bị đau trong vòng 10 -15 phút. Lưu ý, không để đá tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng da.
Làm nóng cơ thể
Trước khi tập luyện bạn nên làm nóng cơ thể bằng một vài động tác kéo giãn cơ, tăng lưu thông máu và làm giảm đau cơ sau khi tập.
Bổ sung thực phẩm chứa protein và carbs
Sau khi tập luyện bạn nên ăn thực phẩm chứa protein và carbs như bánh mì, bơ đậu phộng, chuối, sữa chua, sinh tố trái cây, sữa socola. Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, 30 phút đầu sau khi tập luyện là thời gian tốt để cơ bắp hấp thụ dưỡng chất, góp phần làm giảm đau nhức và cứng cơ.
Vận động nhẹ nhàng
Bạn nên lựa chọn những bài tập có cường độ vừa phải, vừa sức với bản thân để tránh tình trạng gắng sức và làm đau nhức cơ bắp.
Dùng thuốc
Để giảm đau nhanh chóng nhiều người cũng tìm đến thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen (dạng thuốc uống) hay methyl salicylate (dạng thuốc dán).
Lời kết
Có thể nói rằng, đau cơ khiến cho cơ thể bạn trở nên uể oải và khó chịu khắp người, thế nhưng nếu có cách điều trị phù hợp thì tình trạng này sẽ sớm được giải quyết nhanh chóng, sớm giúp bạn trở lại sinh hoạt như bình thường, thoải mái và dễ chịu hơn.
Bạn cũng có thể cân nhắc dịch vụ thông tắc thực thể, một phương pháp hỗ trợ trị liệu hiệu quả và an toàn cho các vấn đề liên quan đến cột sống. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp hoặc thường xuyên bị đau nhức cơ bắp, hãy thử trải nghiệm dịch vụ thông tắc thực thể tại NK CLINIC để cảm nhận sự khác biệt và cải thiện tình trạng của mình nhé!
>>> Xem thêm: Mệt Mỏi, Căng Thẳng? Đừng Bỏ Qua 8 Bí Quyết Giảm Stress Này